Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin xã Yên Lạc, Huyện Yên Định như thế nào?
189 người đã bình chọn
3 người đang online

Yên Lạc với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa

100%

           Lịch sử hình thành và phát triển trải qua nhiều thăng trầm của thiên tai, địch họa. đã hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp của của người dân Yên Lạc qua các thế hệ, tạo thành bản sắc riêng của người dân nơi đây. Những truyền thống đó không tách rời mà vẫn mang đậm nét đặc trưng của nhân dân trồng lúa nước.

           Truyền thống văn hóa

           Yên Lạc là một vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nhân dân Yên Lạc có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, ngay khi mới bước chân đến định cư, nhân dân Yên Lạc đã rất quan tâm đến đời sống tâm linh, thể hiện trong việc xây dựng đình, chùa, miếu… Trải qua những biến động thăng trầm lịch sử, những dấu tích văn hóa vẫn còn lưu giữ ở Yên Lạc là những minh chứng cụ thể, sinh động cho bề dày văn hóa tâm linh và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

           Song song với đời sống văn hóa tâm linh, người dân Yên Lạc rất quan tâm đến sinh hoạt lễ hội văn hóa. Lễ hội của người dân Yên Lạc được đúc kết trong quá trình lịch sử lâu dài và là niềm tự hào của cả cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội phản ánh nét đẹp, luôn hướng về cuội nguồn của dân tộc mình; Ngoài ra nó còn phản ánh niềm tin của cư dân nông nghiệp canh tác phụ thuộc và dựa vào thiên nhiên là chủ yếu coi việc “nắng mưa là việc của trời”, vì vậy người dân sống hòa nhập và gần gũi với thiên nhiên đất trời. Chính vì vậy người xưa có câu ca dao để lại “làng Bốc đi tát, làng Cát đi hâu, làng Châu đan thúng” thể hiện trong sinh hoạt của nhân dân Yên Lạc trong đời sống hàng ngày.

              Nghề truyền thống mây tre đan làng Châu thôn

 Ở Yên Lạc nhân dân đoàn kết sống tương trợ với nhau, tạo thành cộng đồng dân cư sống trong đoàn kết và tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhau. Vì vậy mà các công trình kiến trúc khá phong phú có cả đình, nghè, chùa… thể hiện trình độ nghệ thuật trong các công trình kiến trúc đạt đến tình độ cao, mang nét tinh sảo với những nét văn hoa chạm trổ. Không chỉ vậy, đình, chùa nghè ở Yên Lạc còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của làng. Xã là nơi đóng quân của bộ trong kháng chiến chống thực dân pháp và chống mỹ cứu nước. Qua biến cố thăng trầm của lịch sử đến nay các di tích còn lại vẫn được nhân dân lưu giữ và làm nơi thờ phụng như: Nghè, chùa làng Châu thôn và các đình ở 3 làng Hanh cát, Phác thôn và Châu thôn thờ Thành Hoàng làng.

Cũng như các vùng quê khác người dân Yên Lạc thờ cúng các vị thần, các anh hùng có công với nước đền, đình, nghè, thờ cúng tổ tiên tại gia… Điều đó thể hiện nét đẹp nêu cao truyền thống ‘Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân trong xã.

             Khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp – hiện đại hóa đất nước, Yên Lạc cũng có những bước chuyển mình quan trọng trên các lĩnh vực xây dựng kinh tế vì vậy mà lĩnh vực văn hóa tư tưởng, đạo đức lối sống của nhân dân địa phương ít nhiều cũng có những tác động nhất định. Có tiếp thu những lối sống tích cực, có những nét văn hóa gần bị mai một. Tuy nhiên về cơ bản những giá trị truyền thống lịch sử văn hóa luôn được người dân Yên Lạc gìn giữ và phát huy.

Truyền thống lao động sáng tạo

             Trải qua quá tình lịch sử lâu dài từ những ngày đầu mới đặt chân đến sinh sống và định cư tạo nên làng, nên xã, người dân Yên Lạc đã ngày đêm lao động cần cù, chịu thương chịu khó, một năng hai sương để biến những khu đất hoang rậm rạp thành những cánh đồng màu mỡ xanh tươi. Sau đó lại dày công cải tạo đồng ruộng, và xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu phục vụ cho sản xuất. Những biến động của thiên nhiên, lúc nóng nực, hạn hán lại giá rét sương muối bất thường. Đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của nhân dân trong xã. Phát huy tính tự lực tự cường của mình, nhân dân đã có những cách khắc phục riêng để duy trì sản xuất và tạo dựng cuộc sống. Ngoài nghề chính của nhân dân trong xã là trồng lúa nước, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tận dụng những ngày nông nhàn tham gia làm các nghề phụ như: xay xát, xây dựng, mộc, làm bún… Đây chính là cơ sở, nền tảng vững chắc để nhân dân địa phương phát triển đa ngành nghề nhằm làm cho kinh tế địa phương phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.   

             Truyền thống hiếu học

             Từ trong cái nôi của nền văn hóa làng, xã văn hóa tinh thần của của nhân dân Yên Lạc cũng rất phong phú, cùng với sự phát triển nho giáo trong cả nước, ở Yên Lạc có những nhân tài thành đạt trên con đường thi cử.  Vốn là vùng quê có truyền thống hiếu học. Việc học hành ở Yên Lạc luôn được coi trọng, khuyến khích. Đây là tuyền thống quý báu của người dân Yên Lạc hướng tới đam mê học hỏi với tất cả những khao khát mãnh liệt nhất. Ngày nay, phát huy truyền thống hiếu học của ông cha, các thế hệ con em của Yên Lạc vượt lên mọi khó khăn để đến trường đến lớp, tiếp thu những chi thức của nhân loại để xây dựng quê hương đất nước. Đời sống của người dân Yên Lạc dần ổn định và phát triển đi lên, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho con em được học hành chu đáo, nhiều hộ gia đình trong xã đã có từ 1-2 con, đặc biệt có gia đình 5 con đều thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước. Có những em đã đỗ đạt cao vào các trường đại học có danh tiếng và đỗ thủ khoa vào  trường  đại học an ninh và các trường có tên tuổi khác.

°